SINH ĐỊA - THỤC ĐỊA

 I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỀ SINH ĐỊA - CAN ĐỊA - THỤC ĐỊA

Sinh địa là gì?

Tên khác: sinh địa hoàng, địa hoàng. Bộ phận dùng: Sinh địa hoàng (Rhizoma Rehmanniae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây sinh địa hoàng hoặc sinh địa hoặc địa hoàng (Rehmannia glutinosa - Gaertn - libosch) thuộc họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

1. Sinh địa

Thường thu hoạch mỗi năm 2 vụ là vào tháng 2-3 và 8-9. Cần đào vào ngày nắng ráo, vì gặp mưa dễ bị thối. Khi đào lên cho tới khi sấy, tránh làm sầy sớt (củ nào bị sầy sớt thì phải nhặt riêng, nếu không cũng dễ bị thối).

 

Củ sinh địa tươi hình thoi hay hình trụ cong queo, dễ bị bẻ gãy, mặt ngoài màu vàng đỏ, có những vòng thắt lại, chia củ thành từng khoang, trên các vòng có vết của mầm, đôi khi có những bì khổng chạy qua.

 

2. Can địa

Can địa là củ sinh địa khô: Củ sinh địa tươi mới đào về, không sứt mẻ sầy sớt, đem phân riêng thành từng loại to nhỏ khác nhau, rồi rải vào lò sấy (củ to để dưới, củ nhỏ để trên)

 

Ngày đầu sấy ở nhiệt độ 35-40 độ C cho se vỏ ngoài. Ngày thứ 2 trở đi giữ ở nhiệt độ 50-60 độ C. Hàng ngày đảo trở cho nóng đều. Sấy trong 6-7 ngày. Khi củ mềm, dẻo, thịt bên trong đen lại, đem rải mỏng ra nơi khô ráo, thoáng gió trong 5-6 ngày, rồi xếp đống lại, lấy bao tải ủ lên để thêm 3 ngày nữa, mở bao tải thấy vỏ ngoài ngả màu xám, lên mốc trắng, củ mềm nhũn, bẻ ra có tiết chất mật dính.

Đem sấy lại 1 lần nữa ở nhiệt độ khoảng 40-50 độ C cho tới khi độ ẩm còn khoảng 15-18%. Củ sinh địa khô, nhuận, da mỏng, màu nâu hay nâu gio, cắt ngang, thịt đen hay nâu sẫm có chất mật dính.

 

3. Thục địa

Lấy 10kg sinh địa khô, rửa sạch, để ráo nước.

Lấy 5 lít nước cho vào 300g sa nhân, sắc lấy 4 lít nước.

Lấy nước sa nhân tẩm vào củ sinh địa rồi xếp vào thạp hay thùng men.

Cho nước sa nhân còn lại vào thùng sinh địa.

Cho 100g gừng tươi giã nhỏ và nước sôi vào thùng cho ngập hết các củ sinh địa.

Sau đó, đun sôi liền trong 2 ngày đêm, nước cạn đến đâu phải thêm nước sôi vào cho đủ mức củ, thỉnh thoảng đảo củ (cần lưu ý nấu phải thật nhiều lửa và thật kỹ, nếu không sau này nấu lại củ cũng không mềm được).

Nấu cạn còn ½ nước, vớt củ ra để ráo nước, lấy nước thục địa còn lại, pha thêm ½ lượng rượu 25-30 độ C, đem tẩm rồi đồ trong 3 giờ, sau đó đem phơi. Làm nhiều lần như vậy đến khi cạn hết nước thục (theo sách cổ làm được 9 lần nghĩa là cửu chưng cửu sai thì càng tốt). Nếu dùng nửa chừng hết nước thục thì dùng riêng rượu để tiếp tục tẩm, đồ, phơi cũng được

Thục địa: Ngoài đen nhánh, mềm, thịt chắc, không dính tay, thớ dài là tốt.

Ngoài ra còn phương pháp nấu canh thủy với rượu:

Bảo quản: Đựng trong thùng kín, tránh sâu bọ.

 

Tính vị: Sinh địa: Vị ngọt, đắng, tính mát. Thục địa: Vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ấm.

Vào các kinh: Sinh địa: Tâm, can, thận, tiểu đường. Thục địa: Tâm, can, thận.

Trong đó sinh địa có Mannit, Rehmanin, Glucose, Cartoten.

Tác dụng: Sinh địa: Bổ âm, thanh nhiệt, lương huyết. Thục địa: Tư thận, dưỡng âm, bổ huyết, đen râu, đen tóc.

Chỉ định:  Sinh địa: chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, kinh nguyệt không đều, động thai, bệnh thương hàn, ôn dịch, phát ban chuẩn, cổ họng đau, huyết nhiệt, tân dịch khô.

Thục địa:  trị thận âm suy sinh ra các chứng nóng âm ỉ, bệnh tiêu khát (đái tháo đường), đau họng, khó thở, hư hỏa bốc lên gây xuất huyết. Làm sáng mắt, điều kinh, bổ huyết, sinh tinh, làm cho cơ thể tráng kiện.

Liều dùng: Sinh địa: ngày dùng 8-16g, có khi đến 40g dưới dạng thuốc sắc. Thục địa: ngày dùng từ 12-40g.

Kiêng kỵ: Người tỳ hư có thấp, bụng đầy ỉa lỏng, cũng như các chứng dương hư cấm dùng.


Nguồn: https://thuocnampqa.vn/sinh-dia-la-gi-cac-bai-thuoc-chua-bach-benh-tu-duoc-lieu-quy-sinh-dia

II. MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ TRỒNG TRỌT, THU HOẠCH - CHẾ BIẾN SINH ĐỊA VÀ THỤC ĐỊA CỦA CÔNG TY LARA










Nguồn: Công ty dược liệu Lara

III. PHÂN LOẠI SINH ĐỊA TRÊN THỊ TRƯỜNG DƯỢC LIỆU SỈ


1. Sinh địa trên thị trường thường chia ra như sau

  • Về hình dạng có 2 loại: Sinh dài và sinh tròn. Sinh tròn cũng làm từ cũng sinh dài ban đầu nhưng sau này được tạo hình cho tròn đẹp.

Sinh dài


Sinh tròn


  • Về Kích thước có 3 loại: 

  • Sinh lớn: 20 - 35 củ / cân (có người cho rằng loại này chưa lớn, 5 củ / cân mới là lớn)

  • Trung: 60 củ / cân

  • Nhỏ: 120 củ / cân


  • Về xuất sứ có 2 loại:

  • Sinh Bắc: nghĩa là sinh địa nhập khẩu từ Trung Quốc

  • Sinh Nam: nghĩa là sinh địa do Việt Nam trồng

  • 80% sinh địa trên thị trường là Sinh Bắc, vậy nên khi nói Sinh Địa thì ngầm hiểu đó là sinh Bắc, còn nếu là sinh Nam thì phải hoi rõ tên: Sinh Nam. (Chỉ nói Sinh - nghĩa là Sinh Bắc)


  • Về chất lượng có 3 loại: Thượng (Xịn), Trung (Trung), Hạ (Rởm). Khác với đa phần các vị khác: Riêng Sinh Địa và Thục Địa trên thị trường ít ai phân theo cách này. Nên thường không được đề cập, nếu để bàn về chất lượng người ta chỉ quan tâm đến việc hàng cũ hay mới, mốc hay không mốc …. và ráo hay ẩm (đối với Thục địa).


  • Loại Sinh Địa mà cty thường cung cấp đó là: 

  • Sinh địa dài 60 củ  / cân (gọi tắt là Sinh dài 60 đầu),

  • Sinh Dài 120 đầu

  • Sinh Tròn 60 đầu 

Lưu ý 1: 

- Cách gọi “60 đầu” thay cho “60 củ / cân” có thể nhiều khách hàng sẽ không hiểu nên cứ báo “60 củ / cân” cho dễ hiểu. Cách gọi 60 đầu chỉ dùng cho những khách mà mình biết rõ họ cũng dùng cách gọi như trên.

- Hạn chế dùng cách phân loại Lớn (to), trung, nhỏ (bé) trong trao đổi vì dễ gây hiểu lầm, thường 60 đầu thì gọi là trung, nhưng 1 số người vẫn cho đó là nhỏ. Vậy nên chúng ta <chỉ cần biết> để khi nghe khách hàng hỏi: “Loại trung giá bao nhiêu em?” Chúng ta cũng đoán được ý khách là cần loại 60 củ / cân (đoán thôi chứ không chắc, vẫn cần xác nhận lại)


IV THỤC ĐỊA

  1. Phân loại

  • Về hình dạng có 2 loại: 

  • Thục dài: làm từ sinh dài,

  • Thục tròn: có thể là làm từ sinh tròn hoặc cũng có thể làm từ sinh dài nấu thành thục dài rồi đem ép (hoặc đùn, vo) lại) cho tròn. 

  • Thục tròn thường khô ráo, thục dài thường ẩm nhão. Thục dài công ty đang cung cấp là thục dài khô ráo không dính tay.

  • Về Kích thước có nhiều loại, trong đó có 3 loại chín: 

  • 90 đầu

  • 75 đầu

  • 40 đầu

  • Về xuất sứ có 2 loại:

  • Thục Trung Quốc: nghĩa là Thục nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc (Việt nam chưa cấp phép cho nhập Thục chính ngạch từ TQ vì muốn bảo hộ ngành thục trong nước). Khi chỉ nói Thục nghĩa là ngầm hiểu thục TQ

  • Thục Việt Nam hay còn gọi là Thục cty: nghĩa là Thục do Việt Nam nấu (trên thị trường rất ít công ty nấu được thục đạt chất lượng, công ty mình là 1 trong số rất ít đó và Thục cty luôn được đánh giá cao nhất) 

  • Về độ ẩm có các loại sau:

  • Thục ẩm có nước: rẻ nhất

  • Thục ẩm ít nước: rẻ

  • Thục ẩm không nước, dính tay (báo thục ẩm thì thường là thục ẩm dính tay): Gía trung bình

  • Thục ráo (khô), không dính tay: đắt nhất

  • Về quy cách đóng gói có các loại sau:

  • Thục hộp (mỗi hộp 3kg) hộp thường màu đỏ (*), Thục hộp thường tròn

  • Thục Thùng (mỗi thùng 25 - 30 hoặc 40kg) (*)


  1. Loại Thục Địa mà cty thường cung cấp đó là: 

  • Thục dài, ẩm, dính tay, 75 đầu. 40kg / thùng

  • Thục dài cty, khô ráo, không dính tay, 90 đầu. 25kg / thùng

  • Thục hộp, tròn khô ráo, không dính tay, 75 đầu, 3Kg/ thùng,  thường gọi là “Thục hộp số 2” (thường ít dùng tên này)

  • Thục tròn, khô ráo, 40 đầu, đẹp. . Thùng 30kg. Size tròn 40 đầu thường gọi là “Thục tròn 2” (thường ít dùng tên này)


V. THỊ TRƯỜNG THỤC ĐỊA


  1. Gía thị trường Thục Địa đầu tạ (theo tháng) - đơn vị: nghìn đồng /kg



th4

th5

th6

th7

th8

th9

th10

th11

th12

Thục dài, khô cty 90 đầu





82

125

155



Thục ẩm TQ 75 đầu

82

82

92

92

102

132

162



Thục hộp số 2

92

102

102

102

112

142

172



Thục tròn số 2

97

107

107

107

117

147

179




  1. Các tác nhân tác động đến giá thục trong nước 

  • Thục Trung Quốc không nhập về được có thể khiến giá tăng cao: 

  • Do vùng nguyên liệu trồng sinh bên TQ bị ngập lụt, 

  • Hoặc do nhu cầu dùng sinh Thục bên TQ cao đột biến

  • Hoặc do cơ quan chức năng siết chặt biên giới không cho đi hàng tiểu ngạch qua

  • Do tỷ giá hoái đối đồng Nhân dân tệ cao có thể khiến giá tăng cao

  • Vùng nguyên liệu trồng sinh của Việt Nam bị ảnh hưởng do lũ lụt

  • Tính chất mùa vụ (trái mùa giá thường cao)

  • Do đầu cơ từ các nhà sản xuất / các nhà phân phối lớn, do tâm lý tích trữ hàng của các tiểu thương ..

  • Do 1 trào lưu mới nào đó: ví dụ 1 một bác sĩ nổi tiếng hoặc 1 công trình nghiên cứu chỉ ra rằng Thục địa (hoặc phương thuốc có chứa Thục địa) có tác dụng đặc biệt hữu ích nào đó!

=> Các tác nhân trên sẽ có tác động thúc đẩy giá thục tăng cao, và ngược lại.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

GIÁ SỈ KHÁCH NHIỀU VỊ, MỖI VỊ 1 - 2KG

HÌNH ẢNH SẢN PHẨM

HÌNH ẢNH KHO XƯỞNG - GIAO NHẬN HÀNG - PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

ĐĂNG KÝ LÀM ĐẠI LÝ DƯỢC LIỆU: MANG VỀ THU NHẬP THÊM 150 TRIỆU MỖI THÁNG